Trám Răng Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào?

Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào

Trám Răng Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào?

Trám răng là một trong những phương pháp được điều trị phổ biến tại nha khoa. Giúp khôi phục lại hình dáng, chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ cho những chiếc răng bị sâu hay mẻ vỡ. Bằng cách sử dụng các chất liệu đặc biệt trong nha khoa như: composite hay amalgam, bác sĩ tại Nha khoa Adent sẽ phục thực hiện phục hình lại phần mô răng đã bị mất một cách an toàn và hiệu quả. Đa số các ca trám đều không gây đau hoặc thậm chí chỉ gây ê nhẹ trong một số trường hợp.

Trám răng là gì?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng là phương pháp dùng chất liệu nha khoa chuyên dụng để lấp đầy các khoảng răng bị khuyết do sâu, sứt, mẻ hay vỡ,… Phương pháp này, không chỉ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, mà còn giúp phục hồi chức năng ăn nhai và tăng tính tính thẩm mỹ cho răng miệng.
Nhiều người khi bị sâu răng thông thường sẽ có cảm giác ê buốt. Sau khi được trám răng, triệu chứng này có thể giảm tương đối đáng kể.

Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
Trước khi thực hiện kỹ thuật trám răng, bác sĩ tại Nha khoa Adent sẽ tiến hành thực hiện loại bỏ phần mô răng hư hại, vệ sinh sạch sẽ và sử dụng vật liệu chuyên dụng để lấp đầy phần răng bị mất. Một số loại vật liệu thường được sử dụng gồm: composite (cùng màu với răng thật), amalgam (chất liệu kim loại), vàng, hoặc sứ.

Khi nào thì nên trám răng?

Trám răng được áp dụng trong nhiều tình trạng cụ thể như sau:

1. Răng bị hư sâu

Khi vi khuẩn tấn công lớp men răng gây ra lỗ sâu, do đó việc trám răng sẽ giúp bịt kín lỗ sâu, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục xâm nhập và bảo vệ phần tủy răng. Bác sĩ sẽ loại bỏ vùng răng sâu, sau đó tiến hành thực hiện kỹ thuật trám bằng vật liệu phù hợp.

Dấu hiệu nhận biết răng sâu:

  • Bỗng sưng đau nhức bất thường
  • Răng bị nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
  • Có lỗ hở nhỏ trên bề mặt men răng
  • Răng bị đổi màu bất thường
    Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
    Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào

2. Răng bị sứt, mẻ

Những va đập nhẹ trong thể thao, hoặc tai nạn sẽ có thể khiến răng bị sứt hay mẻ. Trong tình trạng này, trám răng sẽ giúp tái tạo lại hình dáng răng, cũng như đảm bảo chức năng ăn nhai bình thường.

3. Răng bị thưa

Răng bị thưa do bẩm sinh hay do thói quen xấu có thể gây mất đi tính thẩm mỹ. Trám răng sẽ được thực hiện để lấp đầy khoảng trống nhỏ ( sẽ thường dưới 2mm). Đối với khoảng cách lớn hơn, bác sĩ có thể tư vấn niềng răng hoặc bọc răng sứ.

4. Thay miếng trám cũ

Các miếng trám trước đó, sau thời gian dài sử dụng có thể bị mòn hay bong tróc. Lúc này, phải cần thay thế miếng trám mới để đảm bảo chức năng bảo vệ răng.

Trám răng có đau không?

Thông thường, khách hàng sẽ được gây tê trước khi trám. Dó đó, quá trình trám răng sẽ diễn ra nhẹ nhàng và gần như không gây cảm giác đau. Sau khi thuốc tê tan, thì có thể cảm sẽ thấy ê buốt nhẹ nhưng sẽ biến mất nhanh chóng.

Quy trình trám răng tại Nha khoa Adent

Trám răng trực tiếp:
  • Thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán: Xác định mức độ tổn thương của răng.
  • Làm sạch và gây tê: Loại bỏ các mảng bám trên răng và làm sạch lỗ sâu.
  • Tạo hình và làm nhám bề mặt: Tạo xoang trám và xử lý bề mặt răng bằng chất axit để tăng độ bám dính.
  • Trám vật liệu: Đưa vật liệu vào chỗ khuyết nơi răng và tạo hình tự nhiên.
  • Đánh bóng răng: Làm mịn bề mặt trám để đạt tính thẩm mỹ cao.
Trám răng gián tiếp:
  • Kỹ thuật này sẽ áp dụng cho trường hợp cần độ chính xác cao.
  • Bác sĩ tiến hành lấy dấu răng sau khi gây tê và làm sạch.
  • Miếng trám răng sẽ được tạo tại phòng lab.
  • Gắn lên răng bằng keo chuyên dụng. trong nha khoa
  • Thông thường sẽ cần 2 buổi hẹn, mỗi buổi khoảng 30 đến 45 phút.

Các loại vật liệu trám răng phổ biến hiện nay

1. Composite

  • Màu sắc tương đối giống răng thật.
  • Phù hợp với răng cửa, hoặc răng có yêu cầu tính thẩm mỹ cao.
  • Tuổi thọ sẽ từ 3 đến 5 năm.

2. GIC (Glass Ionomer Cement)

  • Có chứa Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng.
  • Áo dụng cho răng không chịu lực nhiều như: răng sữa hay răng cửa.

3. Amalgam

  • Chống mòn tối ưu và bền.
  • Màu bạc dễ nhận thấy vì vậy ít dùng cho răng cửa.

4. Vàng

  • Tuổi thọ cao và ít gây kích ứng lợi.
  • Chi phí khá cao

5. Sứ

  • Mức độ tương thích cao, chống bám màu và tính thẩm mỹ cao.
  • Được thiết kế tại phòng lab rồi sau đó gắn vào răng.
  • Giá thành tương tự trám vàng.
    Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
    Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào

Hướng dẫn chăm sóc sau khi trám răng

  1. Không ăn nhai trong 2 giờ đầu sau khi trám để vật liệu ổn định.
  2. Tránh ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc lạnh dễ gây ê buốt.
  3. Hạn chế thực phẩm cứng hay dai dễ làm vỡ miếng trám.
  4. Không sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu sẫm như: cà phê, trà hay thuốc lá,… để tránh ố màu.
  5. Vệ sinh sạch sẽ kỹ lưỡng với kem đánh răng có chứa fluoride, chỉ nha khoa và nước súc miệng.
  6. Tái khám định kỳ mỗi lần 6 tháng để theo dõi tình trạng răng và miếng trám.
Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
Trám Răng Là Gì Quy Trình Thực Hiện Như Thế Nào
Nếu bạn đang gặp vấn đề về răng miệng, hoặc cần tìm một địa chỉ trám răng uy tín, hãy đến ngay với Nha khoa Adent để được thăm khám, kiểm tra và điều trị đúng cách. Với đội ngũ bác sĩ tay nghề chuyên môn cao và công nghệ hiện đại, chúng tôi cam kết mang lại cho bạn nụ cười khỏe đẹp và tự tin.

Thông Tin Liên Hệ – Nha Khoa Adent

  • Địa chỉ: 854 Đ. Tân Kỳ Tân Quý, Bình Hưng Hoà, Bình Tân, Hồ Chí Minh 
  • Số Điện Thoại: 0931 416 797
  • Email: [email protected]
  • Thời gian mở cửa: T2 – T6: 8:00 – 20:00, T7 – CN: 8:00 – 18:00

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *